Đảo Cát Bà đứng trước nguy cơ thiếu nước ngọt

Do ít mưa, nhu cầu sử dụng tăng cao, các hồ chứa dần cạn kiệt, Cát Bà (Hải Phòng) đang “khát” nước ngọt.

Do ít mưa, nhu cầu sử dụng tăng cao, các hồ chứa dần cạn kiệt, Cát Bà (Hải Phòng) đang “khát” nước ngọt.

Hồ chứa nước ngọt nhân tạo tại xã Trân Châu, huyện Cát Hải (Hải Phòng) là nguồn dự trữ và cung cấp nước ngọt cho thị trấn Cát Bà đã cạn trơ đáy do thời tiết khô hạn, ít mưa. Ảnh: Giang Chinh
Hồ chứa nước ngọt nhân tạo tại xã Trân Châu là nguồn dự trữ và cung cấp nước ngọt cho thị trấn Cát Bà đã cạn trơ đáy. Ảnh: Giang Chinh
Những ngày giữa tháng 6, tình trạng thiếu nước sạch, nước ngọt trên đảo Cát Bà bắt đầu diễn ra, đang ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân.
Ông Lê Tiến Kiên, Tổ dân phố số 1, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải (Hải Phòng) cho biết, nước hiện được cấp theo giờ tuy nhiên rất yếu. Nhà ông Kiên phải canh cả ngày mới hứng được nước.
Để có nước sinh hoạt, một số hộ dân, chủ nhà nghỉ, chủ công trình phải mua nước với giá 150.000 đồng/m3 từ một số người chở từ nơi khác đến.
Hiện nay, hồ nước ngọt Hải Sơn và suối Gôi còn nước nhưng mực nước đã xuống rất thấp, trữ lượng không còn nhiều. Ảnh: Giang Chinh
Hồ nước ngọt Hải Sơn và suối Gôi mực nước đã xuống rất thấp. Ảnh: Giang Chinh
Ngày 16/6, ông Vũ Hồng Dương, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Cấp nước Hải Phòng cho biết một số giếng nước tại khu Suối Gôi, Liên Xô, Áng Vả, Núi Một và các hồ chứa nước ngọt đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Đặc biệt, hồ Trân Châu đã cạn trơ đáy. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cấp nước cho người dân thị trấn Cát Bà, các khu du lịch, nhà nghỉ và khách sạn.
Theo ông Dương, nguyên nhân do từ đầu mùa hè đến nay tại đảo Cát Bà ít mưa, trong khi đó lượng khách du lịch tăng đột biến.
Nguyên nhân được xác định là do thời tiết khô hạn, ít mưa và lượng du khách đổ về Cát Bà từ đầu mùa du lịch đến nay tăng đột biến. Ảnh: Giang Chinh
Một điểm du lịch tại Cát Bà. Ảnh: Giang Chinh
Công ty cấp nước Hải Phòng đang khoan hai giếng khoan tại khu vực xã Hải Sơn, nằm trong vườn quốc gia Cát Bà, đồng thời sử dụng tàu vận chuyển nước ngọt từ nội thành ra đảo. Quãng đường di chuyển xa hơn 40km nên mỗi ngày đơn vị cũng chỉ vận chuyển được 600m3 nước ngọt song ưu tiên cho các bãi tắm: Cát Cò 1, Cát Cò 2.
Trong thời gian chờ mưa, chờ hai giếng khoan hoàn thành, ông Dương khuyến cáo người dân hãy sử dụng nước ngọt tiết kiệm nhất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thầy giáo 75 tuổi ở Hưng Yên chỉ cách thoát đờm (đàm), ho, khó thở, copd

Cán bộ làm thêm giờ để dân bớt cực

Cảnh báo dấu hiệu nhận biết vô sinh ở nữ giới